[Giải Đáp] Viêm bàng quang cấp: Nguyên nhân và cách điều trị

May 22, 2020

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về viêm bàng quang cấp. Cũng như tìm hiểu nguyên nhân viêm bàng quang cấp; cách điều trị viêm bàng quang cấp. Hy vọng sẽ giúp người bệnh nắm vững kiến thức về bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Viêm bàng quang cấp: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm bàng quang là một bệnh thường hay gặp ở những bệnh nhân cơ thể yếu ớt, có hệ bài tiết kém. Viêm bàng quang có hai loại viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mãn tính. Thông thường khi bị viêm bàng quang tỉ lệ người bệnh bị viêm bàng quang cấp tính nhiều hơn mãn tính.

Dưới đây là những thông tin về viêm bàng quang cấp tính, cũng như cách điều trị hiệu quả để người bệnh tham khảo.

Viêm bàng quang cấp là gì?

Bàng quang hay còn gọi là bọng đái là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thể quá trình đi tiểu. Bàng quang là một cơ rỗng, nước tiểu vào bàng quang qua niệu quản và thoát khỏi bàng quang qua đường niệu đạo.

Bệnh viêm bàng quang là là hiện tượng bàng quang bị nhiễm khuẩn, các vi khuẩn có hại tích tụ ở bàng quang gây ra viêm loét. Viêm bàng quang có hai loại viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mãn tính.

Viêm bàng quang cấp là gì? Bệnh viêm bàng quang cấp tính là bệnh viêm bàng quang xảy ra ở giai đoạn đầu của viêm bàng quang. Viêm bàng quang cấp tính nhẹ hơn viêm bàng quang mãn tính và dễ chữa hơn viêm bàng quang mãn tính.

Viêm bàng quang cấp thường gặp nhất ở nam giới trung niên và người cao tuổi do sự xâm nhập của vi khuẩn, sức đề kháng kém là nguyên nhân chính. Viêm bàng quang cấp ở người cao tuổi do tắc nghẽn niệu đạo, viêm bàng quang ở nam giới luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm vì thế cần có phương pháp điều trị đúng cách.

Nguyên nhân viêm bàng quang cấp

Hầu hết nguyên nhân viêm bàng quang cấp bởi vi khuẩn E.coli gây ra. Vi khuẩn này sống trong ruột, nó vô hại ở ruột nhưng sẽ gây ra vấn đề khi nó đi vào niệu đạo. Việc này xảy ra trong khi quan hệ tình dục hoặc sau khi đi vệ sinh bạn lau từ sau ra trước.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây bệnh sau:

• Thường xuyên bởi quan hệ tình dục không lành mạnh, vệ sinh cơ quan sinh sản không sạch sẽ.

• Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu ngủ. Mệt mỏi căng thẳng, ngồi lâu dẫn đến táo bón, cơ thể suy nhược.

• Mặc quần áo quá chật xảy ra thể làm tăng nhiệt độ thân thể. Gây nên ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho những vi khuẩn cư trú và tăng trưởng.

• Bên cạnh đó, viêm bàng quang xuất hiện khi người bệnh mắc một số bệnh sau: Sỏi bàng quang, niệu đạo. U tiền liệt tuyến, ung thư bộ phận sinh dục ngoài, ung thư cổ bàng quang, bí đái kéo dài. Và 1 số tác nhân: Hẹp niệu đạo bẩm sinh, lỗ thông bàng quang trực tràng, thông đái.

Triệu chứng viêm bàng quang cấp

Bệnh viêm bàng quang cấp thường xảy ra đột ngột. Trong đó, có một số triệu chứng viêm bàng quang giúp người bệnh dễ nhận biết mình đang mắc bệnh như: Đau rát ở đường niệu đạo khi đi tiểu - tiểu buốt, tiểu nhiều, tiếp cấp. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tiểu không tự chủ, có thể tiểu 5-6 lần/ giờ hoặc nhiều hơn, nước tiểu ít kèm theo đau bụng dưới. Nước tiểu đục, và đôi khi tiểu ra máu.

Viêm bàng quang cấp thường đau nhẹ ở vùng xương mu và lan xuống bàng quang. Một số trường hợp bị đau nhẹ ở lưng. Tổn thương viêm giới hạn ở niêm mạc bàng quang, thường không sốt và tăng bạch cầu trong máu hoặc sốt nhẹ dưới 38oC, triệu chứng nhẹ, kèm theo cảm giác mệt mỏi.

Khi mới bị viêm bàng quang cấp tính nếu điều trị kịp thời thì các triệu chứng sẽ hết trong khoảng 1 tuần.

Chẩn đoán viêm bàng quang cấp

Để chẩn đoán viêm bàng quang cấp, có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng.

Lâm sàng

Người bệnh có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng lâm sàng như:

• Có hội chứng bàng quang rõ với đái buốt, đái rắt, có thể đái máu, đái mủ cuối bãi.

• Có thể có đau nhẹ vùng trên khớp mu khi bàng quang căng.

• Đôi khi triệu chứng không điển hình, chỉ có nóng rát khi đi tiểu hoặc đái rắt.

• Thường không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ ( nhiệt độ < 38oC ).

[Viêm dương vật] 10+ Thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại, cách chữa

Cận lâm sàng

Khi có những dấu hiệu lâm sàng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để làm một số xét nghiệm cận lâm sàng. Từ đó, xác định nguyên nhân gây bệnh, cũng như có phương pháp điều trị phù hợp.

• Xét nghiệm nước tiểu:

Bạch cầu niệu dương tính từ (++) đến (+++) (≥ 104 bạch cầu/ml), có bạch cầu đa nhân thoái hóa.

Vi khuẩn niệu ≥ 105/ml nước tiểu. Tuy nhiên chỉ cần cấy nước tiểu khi có nguyên nhân thuận lợi, điều trị thông thường không đáp ứng, tái phát hoặc nam giới.

Không có protein niệu trừ khi có đái máu, đái mủ đại thể.

• Xét nghiệm máu:

Thường không cần xét nghiệm.

Bạch cầu máu thường không cao.

Cách điều trị viêm bàng quang cấp

Khi có những triệu chứng bị viêm bàng quang cấp bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ lưỡng. Thông thường các bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu để xác định nguyên nhân gây ra viêm bàng quang. Ngoài ra còn có thể kiểm tra bằng cách khám tổng thể chụp chiếu…

Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là do đâu các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị viêm bàng quang cấp phù hợp.

Thông thường, với những bệnh nhân bị viêm bàng quang cấp, liệu pháp kháng sinh sẽ giúp ngăn chặn bệnh một cách có hiệu quả nhất. Thế nhưng, cũng chính loại thuốc này sẽ diệt cả vi khuẩn có lợi. Từ đó làm đảo lộn sự cân bằng của các vi sinh vật trong cơ thể, tạo điều kiện cho sự nhiễm khuẩn âm đạo.

Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm bàng quang, phải tuyệt đối thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hay ngừng thuốc đột ngột khi thấy bệnh thuyên giảm, vì làm như thế vi khuẩn sẽ nhờn thuốc và rất dễ bị viêm bàng quang mạn tính.

Sau đây là phác đồ điều trị viêm bàng quang cấp người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

[Giải Đáp] Viêm nhiễm phụ khoa có gây ra viêm vòi trứng không

Phác đồ điều trị viêm bàng quang cấp ở nữ

Thường điều trị kháng sinh một liệu trình ngắn từ 3- 5 ngày, có thể dùng một trong những thuốc sau:

• Trimethoprim sulfamethoxazol: viên 480 mg, uống 1-2 viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 3 - 5 ngày.

• Cephalexin: viên 500 mg, uống 1- 2 viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 5 ngày.

• Nitrofurantoin: viên 100 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 5 ngày.

• Amoxycillin + Clavulanate: viên 625 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 5 ngày.

• Nhóm Fluoroquinolones không phải là lựa chọn đầu tay trừ khi điều trị các kháng sinh khác thất bại hoặc đã tái phát. Thuốc thường được chọn là Norfloxacin 400 mg, uống mỗi lần 1 viên cách nhau 12 giờ trong 3 - 5 ngày.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh lưu ý cần uống đủ nước. Nước tiểu ít nhất > 1,5 lít/24h và không nhịn tiểu quá 6 giờ là một yếu tố quan trọng giúp điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn.

Phác đồ điều trị viêm bàng quang cấp ở phụ nữ có thai

Có thể dùng một trong những thuốc sau:

• Cephalexin: viên 500 mg, uống 1-2 viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 7 ngày.

• Amoxycillin + Clavulanate: viên 625 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12h trong 7 ngày.

• Nếu cấy có vi khuẩn niệu (+), lựa chọn theo kháng sinh đồ.

• Tránh sử dụng nhóm fluoroquinolones và Trimethoprim- Sulfamethoxazol do các thuốc này có nguy cơ gây quái thai và ảnh hưởng đến thai nhi ngay cả ở những tháng cuối của thai kỳ. Cũng không dùng nitrofurantoin ở 3 tháng cuối thai kỳ vì có nguy cơ tan huyết sơ sinh.

Uống đủ nước và không nhịn tiểu cũng là rất cần thiết.

Phác đồ điều trị viêm bàng quang cấp ở nam giới

Nên ưu tiên dùng nhóm Quinolone vì thuốc có khả năng thâm nhập vào mô tuyến tiền liệt tốt nhất. Có thể dùng một trong những thuốc sau:

• Trimethoprim - sulfamethoxazol: viên 480 mg, uống 2 viên/lần, 2 lần/ngày trong 7- 10 ngày.

• Cephalexin: viên 500 mg, uống 2 viên/lần, 2 lần/ngày trong 7- 14 ngày.

• Amoxycillin + Clavulanate: viên 1000 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày trong 7- 14 ngày.

• Norfloxacin viên 400 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ ngày trong 7-14 ngày.

Uống đủ nước và không nhịn tiểu quá 6 giờ.

Nếu phát hiện được các nguyên nhân như: viêm tuyến tiền liệt cấp hoặc mạn tính … sẽ có phác đồ điều trị riêng.

Phác đồ điều trị viêm bàng quang cấp biến chứng

Có thể dùng một trong những thuốc sau:

• Các thuốc nhóm quinolon, viên 400 mg, 500 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ ngày trong 10- 14 ngày.

• Amoxycilline + Clavulanate viên 1 gram, uống 1 viên/lần, 2 lần/ ngày trong 10- 14 ngày.

• Nếu nước tiểu có vi khuẩn niệu (+) sẽ dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Điều trị loại bỏ nguyên nhân thuận lợi nếu có thể loại bỏ được:

• Lấy sỏi, u…

• Rút sonde hoặc thay sonde bàng quang…

Phác đồ điều trị viêm bàng quang cấp hay tái phát

Sau điều trị đợt kháng sinh như viêm bàng quang cấp thông thường, nên xem xét việc tiếp tục điều trị duy trì. Có thể dùng một trong các phác đồ sau:

Dùng một liều kháng sinh trước hoặc sau quan hệ tình dục.

Ví dụ:

• Trimethoprim- sulfamethoxazol viên 480 mg, uống 1 viên.

• Noroxin viên 400 mg uống ½ viên + Nitrofurantoin viên 100 mg uống 1 viên.

Dùng kháng sinh liều thấp hàng ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ, kéo dài 3 tháng hoặc hơn.

• Trimethoprim- sulfamethoxazol viên 480 mg uống ½ viên.

• Nitrofurantoin viên 50 mg: uống 1 viên + Cephalexin viên 250 mg: uống 1 viên.

• Norfloxacin viên 400 mg uống ½ viên.

• Ciprofloxacin viên 250 mg uống ½ viên. Uống nhiều nước để nước tiểu ít nhất > 1,5 lít/ 24h và không nhịn tiểu quá 6 giờ là rất quan trọng.

Trên đây là những thông tin về viêm bàng quang cấp. Cũng như nguyên nhân viêm bàng quang cấp; cách điều trị viêm bàng quang cấp. Nếu băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến bệnh viêm bàng quang cấp. Có thể gửi thắc mắc của mình đến tổng đài tư vấn miễn phí (028) 392 57 111- 038 558 1111. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp giúp bạn.

Related Posts

No items found.

Đặt hẹn Online với Bác Sĩ chuyên khoa để được ưu tiên sắp xếp lịch khám, hưởng ưu đãi và không phải chờ đợi: TẠI ĐÂY

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Text Link